Những CPU đáng lựa chọn nhất hiện nay cho việc dựng máy tính chơi game
Thực tế thì CPU mạnh luôn giúp cho trải nghiệm game trở nên tốt hơn, và đây là những bộ vi xử lý ngon nhất cho việc chơi game ở thời điểm hiện tại.
Ngày nay, game thủ khi build máy tính thường tập chung ngân sách của mình vào sản phẩm card đồ họa vì đa phần các game hay tiêu tốn tài nguyên rất nhiều, nhưng game thủ cũng nên biết rằng, một chiếc CPU tốt cũng có thể cải thiện trải nghiệm chơi game rất nhiều.
CPU tác động đến mọi thứ trong máy tính của bạn, từ hiệu năng chơi game hay hiệu năng những ứng dụng cho đến cả hiệu điều hành đi chăng nữa, đồng thời, nó cũng quyết định nền tảng của bo mạch chủ mà bạn sử dụng nữa. Thậm chí một chiếc CPU nhiều nhân cũng có khả năng streaming và chỉnh sửa video tốt, nhanh hơn hẳn so với một cái ít nhân hơn.
Hiện nay thì một bộ phận lớn các dòng game vẫn đang hoạt động tốt trên những CPU 4 nhân/ 4 luồng, nhưng dự kiến trong tương lai, khi mà mọi thứ phát triển hơn thì một số dòng game đồ họa cao sẽ bắt đầu chuyển sang sử dụng CPU 6 nhân và 8 nhân. Nhưng phải yên tâm một điều rằng một chiếc CPU hay một bo mạch chủ tốt hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của bạn trong khoảng thời gian dài, kể cả sau khi nâng cấp card đồ họa vài ba lần đi chăng nữa. Do vậy hãy chọn một CPU thích hợp trong số những chiếc mà bài viết này nêu lên dưới đây nếu bạn đang muốn build một cỗ PC vừa có thể chơi game mà vẫn hoàn thành tốt các tác vụ khác nhé.
Intel Core i5-8400
Cores: 6 | Threads: 6 | Base Clock: 3.8GHz | Turbo Clock: 4.0GHz | Overclocking: No | L3 Cache: 9MB | TDP: 65W | PCIe 3.0 lanes: 16
Đủ khả năng xử lý cho bất kỳ GPU nào.
Giá tốt: 180$ (4,2 triệu đồng)
Trong tương lai có thể sẽ gặp tình trạng "nghẽn cổ chai"
Không thể ép xung.
Vi xử lý thế hệ thứ 8 Coffee Lake của Intel đối với dòng i5 đã được tăng số nhân từ 4 lên 6, do vậy, i5-8400 hoàn toàn phù hợp để chơi game cũng như làm tốt các tác vụ khác. Tất nhiên rồi, tốc độ xung cao hơn thế hệ trước, và thậm chí có thể so sánh ngang ngửa với dòng i7-7700K. Và thậm chí, khi mua bạn sẽ được kèm theo một chiếc tản tương thích có cùng trong hộp chứa sản phẩm.
Trong thử nghiệm, kể cả đối với card GTX 1080 Ti, i7-8700K chỉ nhanh hơn so với i5-8400 là 3% khi chơi game ở độ phân giải 1080p (6% khi được ép xung). Nó cũng nhanh hơn hầu hết mọi loại vi xử lý Ryzen của AMD về mặt tương tác với gaming. Tất nhiên việc xử lý đồ họa ở mức 1440p là chưa thể tối ưu được, nhưng dẫu sao với giá cả phải chăng, hiệu suất để chơi các game hot ngày nay là hoàn toàn có thể, với sức mạnh đó thì việc ép xung là không cần thiết, ít nhất là cho tới thời điểm bây giờ và vài năm nữa.
Intel Core i7-8700K
Cores: 6 | Threads: 12 | Base Clock: 3.7GHz | Turbo Clock: 4.7GHz | Overclocking: Yes, 4.9-5.0GHz typical | L3 Cache: 12MB | TDP: 95W | PCIe 3.0 lanes: 16
CPU nhanh nhất dành cho gaming
Rất nhiều nhân
Yêu cầu tản nhiệt ngoài
Giá 347,88$ (hơn 8 triệu đồng).
Hiện i7-8700K đang là bộ vi xử lý có tốc độ xung cao nhất của Intel, mặt khác, với 6 nhân và 12 luồng thì đây thực sự như chiếc máy kéo, xử lý tổng thể toàn bộ tác vụ trên PC của bạn một cách dễ dàng. Hầu hết hiện nay các trò chơi không sử dụng quá 4 nhân trên CPU, và nếu đã sở hữu i7-8700K rồi thì bạn không cần thay CPU của mình trong nhiều năm tới nếu PC chỉ dành cho mục đích chơi game.
Trong bối cảnh thị trường hiện nay, i7-8700K đang là vũ khí duy nhất của Intel khi phải chống trọi với dòng CPU Ryzen 8 nhân và 16 luồng với giá thậm chí là dưới 300$. Nếu bạn không tập trung vào chơi game quá nhiều thì thực sự Ryzen 7 là sự lựa chọn hấp dẫn hơn bao giờ hết. Nhưng nếu gaming là mục tiêu chính thì i7-8700K vẫn đang ngự trị trong việc xử lý và làm việc cùng với các GPU khác.
Ngoài sức mạnh vượt trội ra thì bạn phải cân nhắc 2 điều trước khi mua, thứ nhất đó là bạn phải mua tản riêng chứ không được đi kèm như i5-8400 ở trên. Thứ 2 đó là TIM (Vật liệu nhiệt của Intel) có thể làm hạn chế khả năng ép xung. Đó là tất cả về i7-8700K.
AMD Ryzen 5 2600X
Cores: 6 | Threads: 12 | Base Clock: 3.6GHz | Turbo Clock: 4.2GHz | Overclocking: Yes, 4.1GHz typical | L3 Cache: 16MB | TDP: 65W | PCIe 3.0 lanes: 20
Một mức giá tuyệt vời cho CPU 6 nhân/ 12 luồng: 225$ (5,2 triệu đồng).
Vẫn chậm hơn so với Intel trong quá trình gaming
Ép xung kém.
Nếu bạn muốn tiết kiệm ngân sách để tập trung tài chính vào các linh kiện khác, Ryzen 5 2600X hoàn toàn phù hợp với hiệu suất chơi game gần giống với 2700X mà giá cả lại rẻ hơn. Ngoài ra Ryzen 5 2600X có thể ép xung và những tác vụ khác ngoài game nhanh hơn i5-8400 một chút.
Trong quá trình thực nghiệm giữa 2600X và 2600, sự chênh lệch khi ép xung chỉ rơi vào khoảng dưới 50 MHz và độ ổn định luôn đạt mức tối đa. Mặc dù vậy 2600X chỉ nên hoạt động bình thường, còn nếu thực sự việc ép xung là cần thiết cho công việc của bạn thì 2600 là sự lựa chọn tốt hơn. Thế mới nói mặc dù có khả năng ép xung nhưng vẫn là rất kém đến từ Ryzen 5 2600X.
AMD Ryzen 7 2700
Cores: 8 | Threads: 16 | Base Clock: 3.2GHz | Turbo Clock: 4.1GHz | Overclocking: Yes, 4.1GHz typical | L3 Cache: 16MB | TDP: 65W | PCIe 3.0 lanes: 20
Hiệu năng tuyệt vời
Giá cả quá tuyệt với CPU tận 8 nhân: 294,95$ (6,86 triệu đồng).
Vẫn chậm hơn Intel trong tác vụ gaming
Tính năng Wraith Spire giảm khả năng ép xung.
Ryzen 7 2700 chậm hơn so với 2700X, thậm chí là cả 1800X và như đã đề cập ở trên thì nó chậm hơn cả i7-8700K. Nhưng khi được trang bị tản nhiệt và ép xung lên thì hầu như rất khó để thấy sự khác biệt giữa các dòng sản phẩm này. Nếu bạn không quan tâm đến việc ép xung thì Ryzen 2700X lại là sự lựa chọn tốt hơn, tương tự như cặp đôi 2600 và 2600X vậy.
Với công suất bị giới hạn ở mức 65W, tốc độ xung nhịp của Ryzen 7 2700 chỉ quanh quẩn ở mức 3.5 GHz, và khi ép xung thì cũng chỉ lên được khoảng 4.05-4.1 GHz, tức là chỉ thấp hơn khoảng 100 MHz so với 2700X. Với mọi tác vụ khác không phải gaming, nó hoàn toàn nhanh hơn tất cả CPU nào của Intel.
Nhưng với mức giá quá là ưu đãi cho một CPU 8 nhân thì khỏi phải bàn cãi phải không. Thậm chí vào ngày Prime Day, sản phẩm cũng được giảm giá xuống còn 225$ (5,2 triệu đồng).
AMD Ryzen 3 2200G
Cores: 4 | Threads: 4 | Base Clock: 3.5GHz | Turbo Clock: 3.7GHz | Overclocking: Yes, 4.0GHz typical | L3 Cache: 4MB | TDP: 65W | PCIe 3.0 lanes: 12
Giá cả phải chăng: 99$ (chỉ 2,3 triệu đồng)
Card đồ họa tích hợp tốc độ nhanh
Xử lý với các GPU chuyên game khác khá chậm
Là dòng CPU chậm nhất trong các CPU hiện đại bây giờ.
Đối với ai chỉ muốn chơi game mà không phải quá đặt nặng vấn đề với CPU cũng như tài chính tập trung vào linh kiện khác, thì chắc chắn không thể bỏ qua AMD Ryzen 3 2200G. Đây cũng là bộ vi xử lý giá thấp nhất mà bài viết này đề cập tới, đánh bại hoàn toàn Intel Pentium Gold G5400 ở gaming và các tác vụ khác, mặc dù tốn nhiều hơn 30$, nhưng với khả năng ép xung và hiệu năng đồ họa tích hợp nhanh hơn 3 lần thì không cần phải so sánh thêm nữa rồi.
Intel Core i9-7900X
Cores: 10 | Threads: 20 | Base Clock: 3.3GHz | Turbo Clock: 4.5GHz | Overclocking: Yes, 4.7GHz typical | L3 Cache: 13.75MB | TDP: 140W | PCIe 3.0 lanes: 44
Rất nhiều nhân
Nhanh tương tự i7-8700K trong gaming
Giá khá chat: 895$ (gần 21 triệu đồng)
Phải bổ sung thêm tản ngoài hiệu suất cao.
Nền tảng X299 hiện nay hầu như chỉ dành cho những người là fan của Intel, với CPU như thế này thì chơi game chỉ là cái vẩy tay nếu bạn muốn tưởng tượng. Số nhân nhiều hơn, cổng PCIe cũng nhiều hơn, hiệu suất khi chơi game là gần như tương tự 8700K và các khối lượng công việc làm được nhanh hơn đến 50% tới từ i9-7900X, ví dụ như render video chẳng hạn. Nó cũng nhanh hơn khoảng 40% so với Ryzen 7 2700X (tùy thuộc vào công việc của bạn). Nhưng với giá gấp 3 lần i7-8700K thì thực sự, phải là những người giàu có, hoặc đam mê với những sản phẩm của Intel thì mới dám bỏ tiền túi ra để sở hữu con quái vật này.
Intel Core i9-7980XE
Cores: 18 | Threads: 36 | Base Clock: 2.6GHz | Turbo Clock: 4.4GHz | Overclocking: Yes, 4.1GHz typical | L3 Cache: 24.75MB | TDP: 165W | PCIe 3.0 lanes: 44
Bộ vi xử lý nhanh nhất
Mua về để khoe khoang là chủ yếu
Giá tiền bằng với một chiếc PC cấp cao: 1880$ (gần 44 triệu đồng)
Cần phải bổ sung một chiếc "siêu" tản nếu có ý định lắp đặt.
Vừa mới trúng xổ số ư, ngại gì mà không quất một em i9-7980XE về để làm pet nữa vậy? Thực sự đây là CPU không dành cho gaming, vì như đã nói với i9-7900X ở trên vậy, chơi game như cái phẩy tay mà thôi. I9-7980XE có thể dùng trong những công việc như sử dụng cho máy trạm, thực hiện các quá trình phức tạp nhanh nhất có thể.
Nhưng dẫu sao đây cũng là bài viết về CPU dành cho gaming, do vậy hãy làm một số phép so sánh như sau: tốc độ xung trong trò chơi của 7980XE vẫn thấp hơn 7900X, thậm chí cả 8700K. Các tác vụ khác ngoài game cũng chỉ nhanh hơn 7980XE khoảng 30% mà thôi. Vậy mua 7980XE để làm gì, để khoe chứ để làm gì, ít nhất là cho đến khi AMD hoặc Intel ra một dòng CPU mới với 32 nhân và 28 nhân chẳng hạn.
AMD Ryzen Threadripper 1950X
Cores: 16 | Threads: 32 | Base Clock: 3.4GHz | Turbo Clock: 4.0GHz | Overclocking: Yes, 3.9GHz typical | L3 Cache: 32MB | TDP: 180W | PCIe 3.0 lanes: 64
Số lượng nhân đáng nể
Thêm nhiều cổng PCIe
Hiệu suất gaming ở mức thường
Giá khoảng 800$ (18,6 triệu đồng).
Với khả năng xử lý khối công việc đa luồng nhanh hớn tới 33% so với 7900X, mức giá gần 20 triệu là quá ổn đối với một CPU 16 nhân. Vấn đề là trong gaming, nó còn chậm hơn những CPU 6 nhân thuộc dòng Ryzen 5. Nói một cách khác, mặc dù số lượng lõi lớn, các cổng PCIe nhiều nhưng đây không phải CPU dành cho chơi game multi-GPU. Nó được thiết kế dành cho máy trạm thì phù hợp hơn, tại đó 1950X có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Dẫu sao, 1950X vẫn sử dụng ít năng lượng hơn so với các dòng i9.
Và nói thêm về dòng CPU đa luồng này, hiện AMD đang có một Threadripper 32 nhân sẽ ra mắt vào cuối năm nay, hoạt động trên bo mạch chủ X399 và tương thích với ổ cắm TR4. Vẫn phải nói AMD tận dụng khá tốt giá trị đến từ việc xây dựng và sử dụng ngân sách hợp lý cho các sản phẩm của mình, thế mới thấy dù có số lượng nhân ngang ngửa các sản phẩm của Intel nhưng giá cả luôn thấp hơn rất nhiều.