Asus Z390-P Prime: Rẻ nhưng có khỏe?

   ASUS - 1 thương hiệu tuy cao cấp nhưng đã không còn xa lạ gì với giới game thủ nói riêng cũng như giới công nghệ Việt Nam nói chung, mới đây đã cho ra mắt 1 sản phẩm bo mạch chủ ngon - bổ - rẻ nhất cho những game thủ muốn có 1 cấu hình mạnh mẽ nhưng không rủng rỉnh hầu bao, đó chính là ASUS Z390-P Prime.
   Có 1 thực tế là để lắp được các dòng CPU cao cấp đắt tiền thì mainboard đi kèm cũng khá đắt và đôi khi được các nhà sản xuất nhồi cho cả đống tính năng vô cùng xịn xò, nhưng game thủ có khi lại chẳng bao giờ cần. Chính vì vậy mà việc tìm được một sản phẩm mainboard giá thành phải chăng, lại đủ ngon cho dàn máy tính chiến game ở mức đồ họa khủng đôi khi lại tương đối khó. ASUS Z390-P Prime chính là một trong những bo mạch chủ rất vừa tầm cho game thủ khi mà giá thành hết sức tuyệt vời cùng với các tính năng mà nó đem lại. Sản phẩm này hội tụ đủ những yếu tố mà game thủ cần để trang bị được một CPU khủng, VGA hiệu năng cao, SSD tốc độ ánh sáng... nhưng không quá hào nhoáng như những sản phẩm cao cấp khác. Trước khi đào sâu về chi tiết em bo mạch chủ này, chúng ta hãy đảo qua 1 chút về nhu cầu thực sự của các game thủ, hoặc người dùng phổ thông cần có một cấu hình hiệu năng cao. I5 và I7 đời thứ 8 của Intel là 2 dòng CPU có thể nói là cho p/p tốt nhất khi đi cùng bo mạch chủ này, sẽ đem lại trải nghiệm game bay nóc mọi thể loại cho các game thủ. Chắc chắn game thủ hay người dùng phổ thông cần sức mạnh và hiệu năng thực sự đáng đồng tiền, hơn là những công nghệ LED RGB mà các hãng đang chạy đua hiện nay, và ASUS Z390-P Prime đã làm tốt điều đó, loại bỏ LED RGB đắt đỏ để có được mức giá hợp lí hơn.
   Và sau đây, hãy cùng tôi khám phá nhân vật chính của ngày hôm nay - bo mạch chủ ASUS Z390-P Prime qua những hình ảnh đập hộp em nó.


                                                                           Vỏ hộp sản phẩm khá đơn giản


                                   Bên trong hộp là các phụ kiện thường thấy, gồm sách hướng dẫn, đĩa driver,
                                                              dây SATA, chặn main và ốc bắt SSD M2



                                    Và đây là nhân vật chính của chúng ta - bo mạch chủ ASUS Z390-P Prime



   Ấn tượng rõ nét đầu tiên về Z390-P Prime của tôi có lẽ là ngoại hình của em nó. Họa tiết không gian tam giác 3D với tâm điểm nằm chính giữa bo mạch, khiến cho người nhìn có cái nhìn khái quát mường tượng về em nó, rằng rất nhanh, rất mạnh và cũng khiến tăng sức thu hút cũng như thẩm mỹ cho bo mạch chủ khá nhiều mặc dù em nó không có LED RGB.



   ASUS Prime Z390-P có thiết kế 6 + 3 phase điện, đảm bảo cung cấp năng lượng hoàn hảo cho các dòng CPU cao cấp cắm trên socket 1151 v2 mà nó hỗ trợ. Game thủ sẽ rất yên tâm khi sử dụng vì sẽ không hề gặp phải vấn đề gì về thiếu hụt điện nếu load game khủng hay dùng ứng dụng nặng. Tuy nhiên do dàn tản nhiệt không được ASUS chăm chút cho lắm nên khả năng OC khá hạn chế, đây cũng là tính năng ít khi được game thủ và người dùng phổ thông sử dụng nên thực tế không phải là vấn đề gì quá lớn.


                              ASUS Z390-P Prime có 4 khe RAM, tối đa 64GB với tốc độ 4266 Mhz - khá ngon


                          ASUS Z390-P Prime không có tản nhiệt M2 SSD, chỉ có tản nhiệt cho chipset và VRM

   ASUS Z390-P Prime được trang bị 2 khe PCI-E x 16 và 4 khe PCI-E x 1, cộng thêm 1 khe M.2 hỗ trợ kép SATA và PCI-E 3.0 x 4, 1 khe còn lại chậm hơn chỉ là PCI-E 3.0 x 2 mà thôi. Ngoài ra nó cũng có 4 cổng SATA 3 truyền thống ở dưới đáy bên phải nữa.



   Nhìn chung, với số lượng cổng kết nối mà Z390-P Prime được trang bị, thì game thủ hoàn toàn có thể cắm được những mẫu VGA xịn sò nhất thị trường hiện tại như RTX 2070, RTX 2080, hay thậm chí là RTX 2080 Ti cùng với SSD NVME tốc độ cao để load map trong game siêu nhanh, cùng với việc có những trải nghiệm đắm chìm trong thế giới game 1 cách hoàn hảo nhất. Âm thanh xuất ra trên Z390-P Prime chỉ ở mức trung bình, vì chip xử lí âm thanh trên mainboard này chỉ là chip bình dân và ít tụ. Thế nhưng, điều này là hoàn toàn chấp nhận được, vì nếu người dùng có nhu cầu cao hơn về âm thanh thì sẽ mua soundcard rời, còn với thị trường tai nghe hiện tại đã có rất nhiều mẫu từ tầm trung cho đến cao cấp đi kèm với soundcard USB chất lượng.



   Về phần cổng kết nối I/O phía sau của Z390-P Prime, có thể nói là khá tiết kiệm khi ASUS chỉ trang bị cho nó 2 cổng USB 3.1 Gen 2, 4 cổng USB 3.1 Gen 1, 1 Display Port và 1 HDMI, 2 cổng PS/2 cho phím chuột, 1 cổng LAN jack RJ45 cùng với 3 cổng I/O âm thanh 8 kênh. Nếu so với các mainboard chipset Z390 khác, thì số lượng cổng kết nối này của Z390-P Prime là ít. Thế nhưng, đối với tôi, thế này đã quá đủ để kết nối hết các thiết bị ngoại vi của tôi rồi. Và hơn nữa hãy nhìn vào mức giá chỉ 4 triệu của nó, bạn sẽ không thể nào đòi hỏi hơn được nữa đâu.
   Tổng thể, ASUS Z390-P Prime là một mainboard cao cấp nhưng lại có mức giá hết sức phổ thông chỉ 4 triệu đồng. Nó sở hữu đầy đủ những gì mà game thủ cần đến nói riêng, cũng như người dùng phổ thông nói chung và đây sẽ là sự lựa chọn đáng giá cho bạn nếu bạn không ưa những sản phẩm lung linh LED màu sắc.

 


Giờ mở cửa

T2 - T6 9:00 am - 21:00 pm

T7 - CN 9:00 am - 19:00 pm

CÔNG TY CỔ PHẦN MÁY TÍNH H2

Dịch vụ cao cấp Gaming-Gear & PC

H2 Extreme Gaming
Hà Nội: 349 Giảng Võ, Q.Đống Đa

Điện thoại: 0915.735.916 - 0964648866

Facebook